Những thứ cần làm quen khi lái xe lạ

 

 Vị trí các nút điều khiển, ước lượng kích thước cũng như động cơ xe là những thứ lái xe cần làm quen khi cầm lái một chiếc xe lạ.

Không đơn giản như xe máy, các chức năng đơn giản, kích thước nhỏ hẹp, vận hành na ná nhau, mỗi chiếc ôtô là một thế giới khác. Do đó, các tài xế dù là lái mới hay tài già đều không tránh khỏi các trường hợp thấy bỡ ngỡ khi ngồi sau vô-lăng một chiếc xe lạ, chưa từng lái thử bao giờ.

Để làm chủ chiếc xe trên đường, theo các tài xế kinh nghiệm qua nhiều loại xe hơi, lái xe cần nắm bắt một số thông tin cơ bản về xe như dưới đây, để đảm bảo hành trình an toàn, thư giãn nhất.

1. Ước lượng kích thước, tầm nhìn

Nhìn để biết xe thuộc số sàn hay số tự động là việc quá dễ dàng và hiển nhiên phải biết cho những người đã có bằng lái, do đó đương nhiên làm cho xe chạy được. Nhưng để chắc chắn xe không va quệt khi lùi, quay vòng, rẽ thì tài xế cần ước lượng được kích thước và tầm nhìn khi ngồi ở ghế lái.

Việc đầu tiên là quan sát từ bên ngoài trước khi bước vào xe để có cái nhìn tổng thể. Ngồi ở ghế lái, chỉnh ghế để vừa tầm nhìn, tầm chân đạp cũng như tay tới vô-lăng sao cho thoải mái nhất. SUV, hatchback hay sedan lại có chiều dài mui trước, sau khác nhau, bán kính vòng quay khác nhau. Do đó, quan sát kỹ các gương, cẩn thận khi xoay sở trong không gian hẹp để không va quệt.

2. Làm quen phản ứng

Đây là những yếu tố quan trọng nhất giúp xe di chuyển, do đó cần nắm thật rõ để làm chủ. Không đạp chân phanh, ga hay đánh lái như ở xe đã quen. Cẩn thận đưa xe ra những đoạn đường vắng, thử độ đàn hồi, độ nhạy chân ga, phanh. Ví như xe Đức thường có độ trễ hơn xe Nhật. Vô-lăng thủy lực hay trợ lực điện có độ nặng khác nhau, số vòng quay cũng không giống nhau trên các dòng khác nhau, như xe thể thao thường gắt, số vòng quay ít hơn xe dân dụng.

3. Làm quen bảng điều khiển

Thực tế, dù không cần làm quen bảng điều khiển mà chỉ cần biết chân ga, phanh, số đã có thể đưa xe chạy bình thường, nhưng trên đoạn đường dài hay có tình trạng giao thông phức tạp thì sẽ trở thành lái xe tồi.

Các nút bấm trên vô-lăng, khóa cửa, lên/hạ kính, xi-nhan, đèn, gạt mưa... có nhiều điểm tương đồng nhất trên hầu hết các dòng xe, còn lại những hỗ trợ khác thì mỗi xe một kiểu.

Đặc biệt với những xe nhiều công nghệ thì việc làm quen hết các nút điều chỉnh có thể là áp lực cho tài xế lạ, mất cả tiếng đồng hồ là chuyện bình thường. Tốt nhất, hãy hỏi chủ nhân của xe về các tiện ích nếu nhìn qua không hiểu được chức năng là gì để không tốn thời gian mày mò.

4. Động cơ xe

Nhiều tài xế nghĩ động cơ xe không quan trọng cho lắm vì với tình trạng giao thông chung thì "một chấm" hay "hai chấm" cũng na ná nhau. Nhưng thực tế lại khác nhiều, đặc biệt khi phải dấn thân vào những địa hình khắc nghiệt như leo đèo, qua đường lầy hay cát. Do đó, ngoài việc thử chân ga thì hãy hỏi chủ xe hoặc nắm thông tin về chiếc xe đang điều khiển có sức mạnh cỡ nào sẽ dễ bề điều khiển.

Theo Vnexpress

TP

 
 
Nội dung khác
Lốp xe chịu được tốc độ bao nhiêu?
Để đánh giá độ “ ngon” và độ bền của một chiếc xe ô tô đáng mua, người ta thường đặt ra các câu hỏi, điển hình nhất chính là “lốp xe chịu được tốc độ bao nhiêu?”
Kỹ năng kiểm tra áp suất lốp cần biết
Trong hàng ngàn những thông tin quan trọng được các nhà sản xuất kí hiệu trên xe ô tô thì những điều cần biết về lốp xe cũng không ngoại lệ, đặc biệt là kĩ năng kiểm tra áp suất lốp xe.
Những lưu ý khi đi ôtô trời nắng nóng
Lốp xe, ắc-quy, hệ thống nước làm mát, hệ thống điều hòa là những bộ phận trên xe dễ bị ảnh hưởng nhất vào mùa hè.
5 thói quen 'phá xe' của tài xế
Không thường xuyên bảo dưỡng, phớt lờ đèn cảnh báo hay lái xe theo hứng là những thói quen dễ gây hư hại nhất.
Ngủ trong ôtô sao cho an toàn
Trải qua chặng đường dài mệt mỏi, khách sạn quá xa hoặc quá đắt, ghế xe trở thành chiếc giường lý tưởng.
8 mẹo tiết kiệm xăng tài xế cần nhớ
Sau khi đổ xăng, hãy dốc thẳng đứng vòi bơm xăng, tài xế sẽ có thêm một lượng xăng còn dư trong đường ống.
Những lưu ý khi lái thử xe ô tô mới
Gây tai nạn khi lái thử xe mới của các hãng ô tô là điều không hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Do vậy, trước khi lái thử xe theo chương trình mời lái thử xe hoặc tại các triển lãm ô tô, người lái thử phải hết sức thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc để giảm thiểu rủi ro.
Mẹo tránh đạp nhầm chân ga khi phanh
Để hạn chế việc đạp nhầm chân ga khi phanh tài xế cần giữ một cái đầu lạnh trong mọi tình huống, đặc biệt là hình thành thói quen đúng khi lái xe.