Cầm vô-lăng thế nào cho đúng?

 

Cách chính xác nhất khi đi trên đường thẳng là đặt tay hướng 9 giờ 15 phút, chỉ kéo chứ không đẩy vô-lăng.

Các bước hướng dẫn dưới đây của wikihow chỉ ra cách cầm vô-lăng đúng trong từng tình huống khác nhau.

1. Đi thẳng: để tay hướng 9 giờ 15 phút

Tức là để hai tay ngang như hình vẽ. Cách cầm này sẽ tối ưu hóa kiểm soát, an toàn và khả năng đánh lái cũng như điều khiển các bộ phận khác như đèn, xi-nhan, gạt mưa, cần số... Khi đi trên đường bằng, để ngón tay cái vào phía sau vô-lăng, tức tư thế nắm. Còn nếu đi off-road, hãy đặt ngón tay cái trên chấu của vô-lăng.

Lưu ý việc nắm vô-lăng không nên chặt cứng mà chỉ đủ lực để kiểm soát vô-lăng bởi nếu nắm chặt cứng sẽ không cảm giác được sự phản hồi. Một tư thế thoải mái sẽ giúp nhận biết rõ rệt hệ thống đánh lái làm việc cũng như chất lượng mặt đường. Ngay cả trong những góc cua gắt cũng nên giữ kiểu nắm này.

2. Đánh lái nhẹ nhàng khi xe lăn bánh đều đặn

Trong điều kiện lái xe với tốc độ bình thường trên mặt đường tốt, đặt tay ở vị trí 9:15 như đã nói ở trên, nhẹ nhàng đánh lái theo chiều uốn của đường, kể cả khi cần đánh lái nhanh.

3. Kéo chứ không đẩy

Tức trong hầu hết các trường hợp đường cong hoặc vào cua, hãy dùng tay bên hướng cua làm lựa chính để kéo vô-lăng chứ không dùng tay còn lại để đẩy. Ví dụ, khi vào cua bên trái, hai tai vẫn giữ nguyên 9:15 nhưng dùng lực tay trái để kéo vô-lăng xoay.

Khi vào cua trong thành phố, gần như phải đánh lái 180 độ ở hầu hết các xe. Để có thể đánh lái được như thế cần nắm bàn tay kéo vào ngay sát bàn tay còn lại như trong hình để tạo không gian kéo vô-lăng được 180 độ. Khi xoay vô-lăng, bàn tay không kéo sẽ trượt theo ngược hướng xoay.

4. Với những góc cua hẹp hơn

Khi cần xoay vô-lăng góc rộng, nhiều vòng hơn, sau khi xoay tay kéo xuống vị trí dưới cùng thì giữ cố định ở đây đồng thời đưa tay còn lại lần theo vô-lăng để đẩy ngược lên.

5. Xoa vô-lăng

Đây là cách thực hiện khi cần luẩn quẩn với tốc độ chậm tìm chỗ đỗ xe. Cách xoa vô-lăng như thế này sẽ khiến xe không bị đánh lái quá nhanh dễ đụng xe khác.

Theo Vnexpress

TP

 
 
Nội dung khác
Lốp xe chịu được tốc độ bao nhiêu?
Để đánh giá độ “ ngon” và độ bền của một chiếc xe ô tô đáng mua, người ta thường đặt ra các câu hỏi, điển hình nhất chính là “lốp xe chịu được tốc độ bao nhiêu?”
Kỹ năng kiểm tra áp suất lốp cần biết
Trong hàng ngàn những thông tin quan trọng được các nhà sản xuất kí hiệu trên xe ô tô thì những điều cần biết về lốp xe cũng không ngoại lệ, đặc biệt là kĩ năng kiểm tra áp suất lốp xe.
Những thứ cần làm quen khi lái xe lạ
Vị trí các nút điều khiển, ước lượng kích thước cũng như động cơ xe là những thứ lái xe cần làm quen khi cầm lái một chiếc xe lạ.
Những lưu ý khi đi ôtô trời nắng nóng
Lốp xe, ắc-quy, hệ thống nước làm mát, hệ thống điều hòa là những bộ phận trên xe dễ bị ảnh hưởng nhất vào mùa hè.
5 thói quen 'phá xe' của tài xế
Không thường xuyên bảo dưỡng, phớt lờ đèn cảnh báo hay lái xe theo hứng là những thói quen dễ gây hư hại nhất.
Ngủ trong ôtô sao cho an toàn
Trải qua chặng đường dài mệt mỏi, khách sạn quá xa hoặc quá đắt, ghế xe trở thành chiếc giường lý tưởng.
8 mẹo tiết kiệm xăng tài xế cần nhớ
Sau khi đổ xăng, hãy dốc thẳng đứng vòi bơm xăng, tài xế sẽ có thêm một lượng xăng còn dư trong đường ống.
Những lưu ý khi lái thử xe ô tô mới
Gây tai nạn khi lái thử xe mới của các hãng ô tô là điều không hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Do vậy, trước khi lái thử xe theo chương trình mời lái thử xe hoặc tại các triển lãm ô tô, người lái thử phải hết sức thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc để giảm thiểu rủi ro.